Địa lý Sydney

Ảnh của Sydney chụp bởi vệ tinh RS của NASA. Trung tâm thành phố khoảng 1/3 trên đường xuống bờ phía nam của ngõ vào phía trên.

Sydney tọa lạc trên một vùng đồng bằng trầm tích ven biển giữa Thái Bình Dương về phía đông và Blue Mountains về phía tây. Thành phố có vịnh biển tự nhiên lớn nhất thế giới, cảng biển Jackson, và hơn 70 vịnh và bãi biển, bao gồm cả bãi biển Bondi nổi tiếng. Khu vực nội thành của Sydney có diện tích 1687 km² (651 mi²) và giống như London mở rộng. Khu vực đô thị (Theo Sở thống kê Sydney) là 12.145 km² (4.689 mi²); một phần lớn của khu vực này là công viên quốc gia và các vùng đất chưa bị đô thị hóa.

Sydney chiếm hai khu vực địa lý: đồng bằng Cumberland, một vùng đồi thoai thoải tương đối bằng phẳng nằm về phía nam và tây của vịnh biển, và đồng bằng Hornsby, một đồng bằng về phía bắc của vịnh, cao trên 389 mét (1276 ft), được chia cắt bởi các thung lũng với các cánh rừng. Phần xưa nhất của thành phố nằm ở khu vực bằng phẳng; đồng bằng Hornsby, được gọi là North Shore, phát triển chậm hơn bởi vì địa hình nhiều đồi của nó, và là một vùng khá im lặng cho đến khi cầu cảng Sydney (Sydney Harbour Bridge) được xây vào năm 1932, nối nó với phần còn lại của thành phố.

Khí hậu

Cầu cảng Sydney trong trận bão bụi tại Úc 2009

Sydney có khí hậu cận nhiệt đới với những mùa hè nắng ấm và với mùa đông mát mẻ, với lượng mưa trải đều trong năm. Thời tiết ôn hòa bởi ở gần đại dương, và các nhiệt độ khắc nghiệt hơn được ghi lại ở các vùng ngoại ô phía tây sâu trong lục địa. Tháng ấm nhất là tháng giêng, với nhiệt độ không khí trung bình trên bờ biển là 18,6–25,8°C và trung bình có 14.6 ngày trong năm nhiệt độ bên trên 30 °C. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà Sydney đôi khi phải hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại là 45,3 °C vào ngày 14 tháng 1 năm 1939 vào giai đoạn cuối của đợt nắng nóng 4 ngày trên toàn quốc.[4] Mùa đông khá ôn hòa, đôi khi hơi lạnh nhưng nhiệt độ ít khi nào xuống thấp hơn 5 °C trong các khu vực ven biển. Tháng lạnh nhất là tháng 7, với trung bình xê xích 8,0–16,2 °C. Nhiệt độ thấp nhất được ghi lại là 2,1 °C.

Lượng mưa được chia khá đều giữa mùa hèmùa đông, nhưng cao hơn một ít trong suốt nửa đầu của năm, khi gió phía tây thổi nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm, điều hòa ít biến động, là 1217.0 mm, rơi trên trung bình là 138,0 ngày trong 1 năm.[5][6]. Tuyết rơi lần cuối cùng ở khu vực thành phố Sydney là vào thập niên 1830[7].

Mặc dù thành phố không chịu bão nhiệt đới hay các trận động đất lớn, hiệu ứng El Niño đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khuôn mẫu thời tiết của Sydney: hạn hán và cháy rừng một mùa, và mưa bão và lụt lội mùa còn lại, liên hệ với các pha trái ngược nhau của sự dao động. Rất nhiều khu vực của thành phố giáp với các khu rừng bụi rậm đã bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, đáng kể nhất là trong năm 1994 và 2002 – những lần này thường xảy ra vào mùa xuân hay mùa hè. Thành phố cũng thường bị mưa đá và bão lớn. Một cơn bão như vậy xảy ra ở các vùng ngoại vi phía đông Sydney vào buổi tối 14 tháng 4 năm 1999, tạo ra các hạt mưa đá lớn với các hạt đường kính ít nhất 9 cm và kết quả là bảo hiểm tốn khoảng $1,5 tỉ trong dưới 1 giờ. Ngoài ra, thành phố đã từng trải qua đợt bão bụi vào ngày 23 tháng 7 năm 2009

Các nghiên cứu gần đây bởi các khoa học gia nghiên cứu về khí hậu tại Đại học Macquarie cho rằng việc khai phá đất ở phía tây Sydney đã góp phần vào những thay đổi lớn trong khí hậu của thành phố[8].

Nhiệt độ trung bình hàng năm của biển dao động trong khoảng từ 18,5 °C (65,3 °F) vào tháng Chín đến 23,7 °C (74,7 °F) vào tháng Hai.

Dữ liệu khí hậu của Sydney
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)45.842.139.833.930.026.925.931.334.638.241.842.245,8
Trung bình cao °C (°F)25.925.824.822.419.517.016.317.820.022.123.625.221,7
Trung bình thấp, °C (°F)18.718.817.614.711.69.38.19.011.113.615.617.513,8
Thấp kỉ lục, °C (°F)10.69.69.37.04.42.12.22.74.95.77.79.12,1
Lượng mưa, mm (inch)101.1
(3.98)
118.0
(4.646)
129.7
(5.106)
127.1
(5.004)
119.9
(4.72)
132.0
(5.197)
97.4
(3.835)
80.7
(3.177)
68.4
(2.693)
76.9
(3.028)
84.3
(3.319)
77.3
(3.043)
1.212,6
(47,74)
Số ngày mưa TB12.212.513.612.813.012.511.110.410.511.611.711.5143,4
Số giờ nắng trung bình hàng tháng220.1189.3198.4192.0182.9165.0198.4220.1216.0223.2234.0235.62.475,0
Số giờ nắng trung bình ngày7.16.76.46.45.95.56.47.17.27.27.87.66,8
Nguồn: Bureau of Meteorology[9]
Dữ liệu khí hậu của Sân bay Sydney
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)46.442.641.235.730.026.826.731.135.639.143.443.246,4
Trung bình cao °C (°F)26.526.425.322.920.017.617.018.320.622.624.125.822,3
Trung bình thấp, °C (°F)18.919.117.514.210.98.77.28.210.513.215.417.513,4
Thấp kỉ lục, °C (°F)9.711.27.46.13.01.0−0.11.22.34.85.98.2−0,1
Lượng mưa, mm (inch)94.0
(3.701)
111.8
(4.402)
116.1
(4.571)
106.5
(4.193)
98.7
(3.886)
122.8
(4.835)
69.9
(2.752)
77.0
(3.031)
60.2
(2.37)
70.7
(2.783)
81.5
(3.209)
74.1
(2.917)
1.082,8
(42,63)
Số ngày mưa TB11.211.512.411.010.911.39.39.19.310.611.410.6128,6
Số giờ nắng trung bình hàng tháng235.6200.6213.9207.0195.3177.0204.6244.9237.0244.9228.0244.92.633,7
Số giờ nắng trung bình ngày7.67.16.96.96.35.96.67.97.97.97.67.97,2
Nguồn: Bureau of Meteorology[10]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sydney http://www.heraldsun.news.com.au/common/story_page... http://www.reiaustralia.com.au/media/releases.asp http://www.sfe.com.au/index.html?content/sfe/intro... http://www.smh.com.au/articles/2004/06/28/10883926... http://www.sydneymedia.com.au/html/2290-city-comme... http://abs.gov.au/websitedbs/d3310114.nsf/4a256353... http://www.censusdata.abs.gov.au/ABSNavigation/pre... http://www.abs.gov.au/Ausstats/abs@.nsf/0/CDD66A1F... http://www.abs.gov.au/Ausstats/abs@.nsf/mf/3222.0 http://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/Products/3...